Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người dùng quan tâm đến sơ đồ hệ thống tưới phun mưa, hệ thống tưới nhỏ giọt. Để kịp thời giải đáp các thắc mắc cho khách hàng về những vấn đề liên quan. Ngay tại bài viết này, Tata Garden sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết sơ đồ lắp đặt của hai hệ thống tưới trên, lợi ích, sự phù hợp của từng loại và những lưu ý quan trọng kèm theo. Cùng xem qua với Tata Garden ngay nhé.
Tầm quan trọng của sơ đồ cấu tạo hệ thống tưới nhỏ giọt và phun mưa?
Sơ đồ cấu tạo hay còn gọi là sơ đồ nguyên lý hệ thống tưới tự động nhỏ giọt và hệ thống phun mưa tương tự như một bản hướng dẫn chi tiết. Nó cung cấp cho ta cái nhìn tổng thể về một hệ thống tưới. Sơ đồ này thể hiện rõ ràng cách phân bổ các thành phần có trong hệ thống. Nhờ đó bạn dễ dàng hình dung được nguyên lý hoạt động cũng như vị trí đặt từng thiết bị, giúp cho công tác lắp đặt, thi công về sau diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Sơ đồ cấu tạo hệ thống tưới phun mưa
Trong thiết kế sơ đồ cấu tạo hệ thống tưới phun mưa sẽ thể hiện được các thành phần sau:
- Nguồn nước: Cho biết hệ thống tưới lấy nước từ một hay nhiều nguồn. Nguồn nước đó phân phối cho bao nhiêu kênh tưới.
- Máy bơm nước tưới: bạn có thể dễ dàng biết được vị trí gắn máy bơm nước trong hệ thống. Đồng thời biết được chủng loại máy bơm cần dùng. Nếu nguồn nước nhà bạn không đủ áp lực cho cả hệ thống tưới thì bạn nên lắp thêm máy bơm để hỗ trợ hệ thống hoạt động. Thông thường, hệ thống tưới phun mưa cần áp lực nước khá cao. Hơn nữa, để giúp hệ thống tưới có áp lực nước ổn định thì đa số hệ thống tưới phun mưa đều được bổ sung thêm một chiếc máy bơm.
- Thiết bị Lọc: Thiết bị này được lắp thêm vào hệ thống tưới phun mưa để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây không lẫn tạp chất, cặn bẩn, rác gây tắc nghẽn đầu béc.
- Ống dẫn nước chính, đường ống phụ, đường ống nhánh: Sơ đồ nguyên lý hệ thống tưới phun mưa cho bạn biết được cách phân chia đường ống nước đến các khu vực trồng cây.
- Bộ điều khiển hệ thống tưới và các van điện từ: Biết được cả hệ thống tưới cần dùng bao nhiêu bộ điều khiển và van điện từ. Mỗi bộ điều khiển dùng được cho bao nhiêu khu vực tưới và bao nhiêu van. Chủng loại và số lượng mỗi loại.
- Béc tưới phun mưa: Hiện tại, béc phun mưa trên thị trường rất đa dạng. Đó có thể là béc phun tia xoay, béc phun xòe popup, béc phun múa, … Sơ đồ cấu tạo sẽ cho bạn biết bạn nên dùng loại béc nào cho phù hợp với hệ thống tưới. .
- Các phụ kiện kết nối: Thể hiện được các vị trí cần dùng đến các co, nối, tê ba, tê bốn, ….
Sơ đồ cấu tạo hệ thống tưới nhỏ giọt
Về cơ bản thì các thành phần có trong sơ đồ cấu tạo của hệ thống tưới nhỏ giọt và phun mưa cũng tương tự nhau. Tuy nhiên, nó sẽ khác nhau ở 3 thành phần chính như sau:
- Máy bơm nước tưới: Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt không cần áp lực nước lớn. Do đó, chỉ trừ trường hợp khu vực tưới cần quá nhiều đầu béc. Hoặc nguồn nước nước đặt quá gần với khu vực trồng cây chúng ta mới cần bổ sung thêm máy bơm cho hệ thống. Còn lại đa phần sẽ không cần dùng đến thiết bị này.
- Bộ điều khiển tưới cây: Hệ thống này thường chỉ cần dùng đến các bộ hẹn giờ nhỏ gọn, dùng pin, đã được tích hợp sẵn van điện từ như mẫu timer điện tử Aquauno Video 2 Claber 8428, Đồng hồ hẹn giờ tưới cây CLABER tự động một kênh Aquauno Logica 8422, Hẹn giờ phun sương Claber Aquauno Mist 8496, … Do đó, bạn không cần dùng đến van điện từ. Sơ đồ hệ thống tưới nhỏ giọt lúc này sẽ cho bạn biết được mỗi bộ điều khiển dùng được cho bao nhiêu khu vực tưới cây và chủng loại của bộ điều khiển là gì.
- Béc tưới nhỏ giọt: đó có thể là các béc tưới nhỏ giọt liền trục và cuối dòng, béc tưới 8 tia, béc tưới nhỏ giọt bù áp, … Bạn có thể dễ dàng hình dung loại béc mình cần dùng cho hệ thống.
Kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt và phun mưa – Giải pháp tối ưu cho các sân vườn đa dạng cây trồng
Với các sân vườn có sự đa dạng về cây trồng thì bạn nên kết hợp cả hai hệ thống tưới nhỏ giọt và phun mưa. Việc này giúp hệ thống tưới phù hợp hơn với cảnh quan. Lúc này, sơ đồ nguyên lý hệ thống tưới sẽ gần giống với sơ đồ hệ thống tưới phun mưa vừa được giới thiệu ở trên. Tuy nhiên, nó sẽ được bổ sung thêm các béc tưới nhỏ giọt tại các vị trí phù hợp.
Có một lưu ý quan trọng dành cho bạn, đó là lúc này sẽ có sự chênh lệch về lưu lượng nước tưới ở 2 khu vực tưới nhỏ giọt và phun mưa. Do đó nếu được nên tách các kênh nhỏ giọt và phun mưa ra riêng để tối ưu hơn, tránh gây lãng phí nước.
Yếu tố cần quan tâm khi lên sơ đồ cấu tạo hệ thống tưới nhỏ giọt và hệ thống tưới phun mưa
Để lên được sơ đồ lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
Mặt bằng khu vườn
Mỗi một khu vườn có một địa hình và kiểu dáng mặt bằng khác nhau. Bạn cần phải căn cứ vào kiểu dáng mặt bằng chung và sự phân bố cây trồng của khu vườn để xác định vị trí của từng thiết bị tưới cho phù hợp. Nếu nhà bạn có bản vẽ thiết kế mặt bằng thì bạn nên sử dụng nó để đưa ra được những tính toán chính xác nhất. Hầu hết các ngôi nhà sau khi đã được xây dựng đều có bản vẽ mặt bằng. Bạn có thể yêu cầu đơn vị thi công, xây dựng công trình cung cấp chúng cho mình để thuận tiện hơn trong việc đưa ra sơ đồ cấu tạo hệ thống tưới.
Một lưu ý dành riêng cho hệ thống tưới nhỏ giọt mà bạn nên nắm được. Đó là địa hình cảnh quan cũng có thể ảnh hưởng đến áp suất của dòng nước chảy bên trong hệ thống. Nếu địa hình bằng phẳng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên khi công trình được xây dựng trên sườn đồi hoặc những vị trí có địa hình hơi dốc có thể khiến áp suất tại các đầu ra của nước không đều. Bạn nên cân nhắc và ghi chú trong sơ đồ cấu tạo hệ thống tưới nhỏ giọt để người thi công đưa ra phương án lựa chọn thiết bị phù hợp.
Diện tích không gian và chủng loại cây trồng trong khu vườn
Để tạo nên một khu vườn đẹp thường người ta sẽ trồng nhiều loài cây cối, hoa lá khác nhau. Mỗi một loại cây lại có một nhu cầu riêng về lượng nước. Bạn cần phải khảo sát và tìm hiểu đặc tính sinh trưởng của cây. Từ đó đưa ra dự đoán về loại béc tưới cần dùng là phun mưa hay nhỏ giọt. Nếu nhà bạn trồng các chậu cây riêng lẻ thì đa phần sẽ dùng đến các béc tưới nhỏ giọt. Trong trường hợp nếu vườn trồng kín cỏ và cây bụi thì chắc chắn là sẽ cần dùng đến béc tưới phun mưa rồi bạn nhé.
Vị trí nguồn nước
Vị trí nguồn nước ảnh hưởng đến áp lực của dòng nước. Nếu là nước lấy trực tiếp từ vòi hoặc nguồn nước thấp hơn so với vị trí cần tưới thì áp lực dòng chảy thường sẽ rất yếu. Xác định được vị trí nguồn nước và áp lực nguồn nước sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được có cần dùng thêm máy bơm cho hệ thống tưới hay không.
Ngoài ra, vị trí cấp nước cũng ảnh hưởng đến cách bố trí hệ thống. Cụ thể là cách sắp xếp đường ống nước đến khu vực tưới cây. Do đó, bạn cần xác định rõ khu vực này để có thể ước lượng được chiều dài ống nước.
Lưu ý không dùng trực tiếp nước giếng khoan để tưới cây. Vì nguồn nước này dễ bị ô nhiễm, có thể cuốn đất, cát, phèn vào làm nghẹt hệ thống tưới. Nếu bạn bắt buộc phải dùng nước giếng khoan tưới cây, phải lắp đầu lọc vào đường ống cấp nước chính. Nhớ rằng việc xử lý sự cố xảy ra khi hệ thống đã vào vận hành sẽ cực hơn rất nhiều so với việc làm chuẩn mọi thứ từ đầu bạn nhé.
Xem thêm:
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới tự động theo bản vẽ kỹ thuật tưới Biệt Thự Hồ Bơi
Bản vẽ AutoCad và thuyết minh thiết kế hệ thống tưới tự động khu resort Carmelina Hồ Tràm
Hi vọng với những thông tin vừa được cung cấp ở trên sẽ giúp ích được cho bạn khi có nhu cầu tìm hiểu và lên bản vẽ sơ đồ cấu tạo hệ thống tưới phun mưa, hệ thống tưới nhỏ giọt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với NTS để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhé.
Tata garden – Làm vườn thong dong!
Trụ sở: | Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | Chi nhánh HCM 0916 909 087 |
Chi nhánh HN 0916 146 276 | |
Email: | tatagarden.vn@gmail.com |
Website: | https://tatagarden.vn/ |
Facebook: | https://www.facebook.com/tatagarden.vn |