5 bước lắp đặt thiệt bị tưới tiết kiệm nước hoàn chỉnh

Thiết bị tưới tiết kiệm nước chỉ hoạt động tốt khi chúng được lắp đặt hoàn chỉnh tạo thành một hệ thống tưới nước đồng nhất. Tuổi thọ của thiết bị sẽ cao hơn nếu như bạn thường xuyên tiến hành bảo trì hệ thống tưới. Và nếu chưa làm tốt việc này bạn nên xem xét lại và thay đổi ngay để có thể tăng độ bền cho sản phẩm và nâng hiệu suất tưới lên gấp nhiều lần trước đây nhé.

Thiết bị tưới tiết kiệm nước: Hướng dẫn lắp đặt và bảo trì hệ thống tưới

5 bước lắp đặt thiệt bị tưới tiết kiệm nước hoàn chỉnh

Sau khi mua thiết bị tưới tiết kiệm nước về nhà bạn sẽ cần phải lắp đặt hệ thống tưới theo yêu cầu của nhà sản xuất thì mới có thể sử dụng thiết bị tưới này. Và việc lắp đặt thường trải qua 5 bước sau:

Bước 1: Đọc các thông số kỹ thuật về sản phẩm

Các thông số kỹ thuật và hướng dẫn lắp đặt thiết bị tưới tiết kiệm nước đi kèm sản phẩm để biết qua cách lắp và sử dụng nó như thế nào là tốt nhất. Mục đích của việc này là giúp cho những người chưa từng sử dụng thiết bị tưới tự động thông minh có thể tiếp cận sản phẩm một cách dễ dàng.

Trong trường hợp bạn đã có kinh nghiệm mua và dùng thiết bị tưới thông minh các loại trước đây bạn có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên,điều này không được chúng tôi khuyến cáo bởi mỗi mẫu thiết bị tưới khác nhau sẽ có những thông số kỹ thuật cũng như hướng dẫn lặp đặt khác nhau.

Bước 2: Bố trí hệ thống các đường ống dẫn nước cho hệ thống tưới

Nhằm tăng tính mỹ quan hệ hiện nay hầu hết các đường ống dẫn nước chính và nhánh phụ nhỏ hơn nhánh chính thường được người dùng chôn dưới lòng đất hoặc đặt ở các vị trí khuất tầm nhìn như các chân tường hoặc dọc theo các mép gạch đá hoa trong vườn nhà. Bạn có thể tham khảo điều này để lựa chọn các sơ đồ bố trí đường ống dẫn nước cho phù hợp.

Nguyên tắc bố trí ống dẫn nước thiết bị tưới tiết kiệm nước chính là phải cân bằng lượng nước cho toàn bộ hệ thống. Vậy nên sơ đồ đường ống kiểu vòng tròn kép kín sẽ khá phù hợp để cho nước có thể ra đều ở các ống nhánh nhỏ nhất. Nếu áp lực nước quá lớn bạn cần có thiết bị giảm áp, còn nếu quá nhỏ bạn cần lựa chọn bù áp.

Xem thêm: Tìm hiểu về bù áp trên thiết bị tưới nước nhỏ giọt

Bước 3: Lặp đặt bộ điều khiển tưới tự động

Đây là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống tưới thông minh và nó thường được bố trí ở đầu nguồn nước với các các cách đặt chính là treo ổn định ở một nơi hoặc chôn dưới đất để không ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.

Bạn sẽ cần chú ý nối ống nước sao cho nước cấp chảy theo đúng thứ tự: Nguồn nước → bồn chứa → bơm tăng áp → van điện từ → ống chính → ống nhánh → các béc phun mưa hoặc đầu nhỏ giọt.

Bước 4: Lắp đặt béc tưới tiết kiệm nước

Các béc tưới tiết kiệm nước sẽ được bố trí nổi trên mặt đất không bao giờ được chôn dưới lòng đất như ống dẫn nước. Cố gắng cố định các béc tưới ngay ngắn bằng việc tìm cho nó một điểm tựa hoặc bạn sẽ sử dụng những thanh tre, thanh sắt để hỗ trợ cố định béc tưới tự động.

Tùy vào hiệu suất hoạt động và nhu cầu nước của cây trồng mà bạn có thể tùy chỉnh mật độ béc tưới. Tuy nhiên, cần tính toán lâu dài để không phải mất công thay đổi béc tưới khi mới sử dụng gây lãng phí tài chính nhé.

Bước 5: Hoàn chỉnh và cho chạy thử

Sau khi đã hoàn chỉnh các bước lặt đặt trên bạn sẽ cho hệ thống thiết bị tưới tiết kiệm nước chạy thử để xem nó có hoạt động tốt hay không và khắc phục các lỗi liên quan. Hãy chú ý kiểm tra tình trạng rò nước ở các khớp nối ống và các béc tưới thông minh, kiểm tra tốc độ ra nước ở các béc xem có đồng đều hay không để kịp thời sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống tưới đặt giá nhé.

Xem thêm: TOP 4 yếu tố cần thiết để cấu thành thiết bị tưới cây hoàn chỉnh

Bảo trì thiết bị tưới tiết kiệm nước

Một hệ thống tưới tiết kiệm nước hoàn chỉnh thường có tuổi thoh rất cao và chính bạn sẽ là nhân tố giúp nâng cao độ bền của hệ thống tưới hiện đại. Vậy nên, trong quá trình vận hành thiết bị tưới hãy cố gắng tiến hành bảo trì nó thường xuyên để nâng cao hiệu suất tưới nước gấp nhiều lần. Và những vấn đề mà bạn sẽ cần quan tâm khi bảo trì hệ thống tưới nước hiện đại gồm:

– Kiểm tra xem mát bơm hoạt động đủ áp suất chưa

– Kiểm tra đường ống có chỗ nào bị rò rỉ nước hay không, bị vỡ hay không

– Đầu phun hoặc béc tưới đã được mở và xoay đúng góc chưa, có xảy ra bít tắc hay không.

– Xem các ống dẫn nước có bị hình thành nấm tảo hoặc bị lắng đọng chất hóa học bên trong hay không.

– Kiểm tra nguồn nước tưới cấp cho toàn bộ hệ thống xem có đảm bảo sạch sẽ hay không và nên khử trùng bằng Clo định kỳ…

Nếu phát hiện ra bất cứ bất thường nào liên quan đến thiết bị tưới tiết kiệm nước bạn cần khắc phục ngay bằng cách tự mình sửa chức hoặc liên hệ với kỹ thuật viên để nhận hỗ trợ. Hy vọng với những chia sẻ về cách lắp đặt và bảo trì hệ thống tưới thông minh nêu trên sẽ giúp mọi người có thể tự mình nâng cao tuổi thọ của hệ thống tưới đang có trong gia đình mình. Rất cảm ơn đã theo dõi những gì mà chúng tôi đã chia sẻ, thân ái.

0916 909 087