Mách bạn các lỗi thường gặp ở Timer hẹn giờ tưới cây và cách xử lý

Timer pin dễ dùng và an toàn cho người sử dụng

Tất cả các Timer hẹn giờ tưới cây của Tata Garden đều được thiết kế để hoạt động với năng suất cao và bền bỉ nhất. Tuy nhiên trong thực tế sử dụng sẽ có những trường hợp bất khả kháng xảy ra. Timer bị các lỗi nhỏ nên không tưới đúng cách. Đừng lo lắng, hôm nay Tata Garden sẽ hướng dẫn cách bảo trì các lỗi phổ biến nhất hay gặp ở Timer. Mời quý khách theo dõi và thực hiện nhé, rất nhanh và đơn giản thôi.

Timer bị nhúng nước được tháo ra bảo trì rất đơn giản.
Timer bị nhúng nước được tháo ra bảo trì rất đơn giản.

Khi nào Timer hẹn giờ tưới cây cần được bảo trì?

Trường hợp 1: Cài đặt sai chương trình tưới cho Timer hẹn giờ tưới cây

Dấu hiệu nhận biết: Hệ thống tưới không đúng giờ. Hoặc cài 2 lần mà tưới có 1 lần.

Trường hợp này quý khách nên kiểm tra xem màn hình Timer còn hiện số không. Và hệ thống còn tưới ít nhất 1 lần trong ngày không. Nếu Timer vẫn hoạt động bình thường, màn hình vẫn hiện đúng số, chỉ tưới sai giờ, thì xử lý rất dễ. Nếu màn hình đơ, nhảy số tùm lum hay thậm chí bấm không lên, không tự động tưới, hãy lướt xuống trường hợp 2 và 3.

Cách xử lý: Xóa các chương trình tưới và cài đặt lại Timer từ đầu.

  • Đối với Timer vặn Logica (8419, 8422): Xoay nút vặn về giá trị 0, sau đó cài lại chương trình tưới vào đúng giờ cần.
  • Đói với các Timer điện tử có 3 nút chỉnh màu cam (Video-2, Video-6, Duplo): Kiểm tra ngày giờ thực của Timer xem đã chính xác chưa, nếu chưa thì chỉnh lại. Sau đó chuyển đến chương trình tưới bị sai. Nhấn giữ 2 nút mũi tên cùng lúc để xóa chương trình và cài đặt lại. Tiếp theo chỉnh qua chế độ tưới theo tuần để xem bạn có vô tình xóa ngày nào không.

Trường hợp 2: Timer hẹn giờ tưới cây hết pin hoặc mất kết nối với pin

Dấu hiệu nhận biết: Là khi màn hình không hiện số, hoặc vẫn hiện số nhưng không chỉnh được hoặc hiển thị lung tung. Nếu màn hình tắt hẳn, không sáng thì 90% là do hết pin. Còn nếu màn hình chập chờn có thể do va đập làm pin bị lỏng ra.

Một dấu hiệu rõ ràng hơn, đó là hệ thống bỗng dưng không tưới nữa.

Cách xử lý: Nhấn vào 2 nút tròn bên hông Timer để tháo 2 nửa Timer ra, gắn pin lại cẩn thận. Nếu gắn lại màn hình vẫn không lên, bạn nên mua pin mới để thay.

  • Sau Timer khi hết pin, quý khách thay liền pin mới thì các chương trình tưới sẽ được giữ nguyên. Tuy nhiên nếu để Timer không hoạt động trong thời gian quá lâu mới thay pin, quý khách sẽ phải cài đặt lại tất cả các chương trình tưới.
  • Đối với hầu hết Timer của Tata Garden, nên thay pin 6 tháng 1 lần để đảm bảo hệ thống tưới được hoạt động liên tục, tránh ảnh hưởng đến cây.

Trường hợp 3: Timer hẹn giờ tưới cây bị vô nước

Dấu hiệu nhận biết: Là khi hệ thống không tưới, Timer hoàn toàn không hoạt động dù pin mới thay. Nếu Timer từng bị ngập trong nước thì lỗi này xảy ra là tất nhiên.

Là một thiết bị điều khiển tưới thông minh, Timer được thiết kế để dầm mưa dãi nắng ngoài trời. Nếu quý khách lắp Timer đúng cách (theo chiều thẳng đứng, đầu vào hướng lên, đầu ra hướng xuống), thì dù có mưa to gió lớn Timer vẫn không mảy may hư hỏng. Tính năng này có được là do vỏ Timer có cấp bảo vệ chống nước IP54 (cho hướng mưa thẳng đứng và nước tạt ngang).

Chỉ có những trường hợp như Timer bị lắp nằm ngang hoặc ngược dốc xuống hoàn toàn (do điều kiện bất khả kháng hoặc người lắp chưa đọc hướng dẫn sử dụng), thì Timer mới bị vô nước. Và vì Timer chỉ chống nước ở mức độ ngăn mưa, việc lắp Timer ngập dưới nước sẽ làm Timer ngưng hoạt động hoàn toàn. Khi đó nước sẽ thấm vào trong vi mạch điều khiển.

Nếu để tình trạng này xảy ra lâu ngày, Timer sẽ bị rỉ sét các tiếp điểm, dẫn tới không thể sửa chữa.

Cách xử lý:
Bước 1: Mở 2 nửa Timer ra, tháo pin, vặn mở vít.
Bước 1: Mở 2 nửa Timer ra, tháo pin, vặn mở vít.
Bước 2: Tháo lớp vỏ màu đen và khung nút màu cam.
Bước 2: Tháo lớp vỏ màu đen và khung nút màu cam.
Bước 3: Quan sát tình trạng bảng mạch.
Bước 3: Quan sát tình trạng bảng mạch.

Nếu bảng mạch bị ướt nước như hình trên, Timer sẽ không hoạt động được. Nếu cố khởi động Timer khi bảng mạch bị ướt sẽ làm hỏng bảng mạch hoàn toàn. Quý khách phải để cho bảng mạch khô rồi mới ráp Timer lại.

Bước 4: Đợi cho bảng mạch khô tự nhiên.
Bước 4: Đợi cho bảng mạch khô tự nhiên.

Riêng đối với bảng mạch, bắt buộc phải để khô tự nhiên. Không sử dụng máy sấy hay bất cứ dụng cụ thổi nóng, hấp nhiệt nào. Các vết đất xung quanh có thể dùng bàn chải để quét đi.

Bước 5: Vệ sinh khung nút bấm bằng bàn chải hoặc rửa dưới vòi nước.
Bước 5: Vệ sinh khung nút bấm bằng bàn chải hoặc rửa dưới vòi nước.

Khung nút bấm làm hoàn toàn bằng nhựa, không có vi mạch nên có thể rửa dưới vòi nước nếu quý khách thích sạch sẽ triệt để. Tuy nhiên phải đợi cho khô thật khô mới ráp vào bảng mạch nhé.

Cuối cùng sau khi tất cả các chi tiết đã khô ráo, quý khách có thể ráp vào như ban đầu, gắn pin và test thử. Nếu màn hình led hiện đầy đủ chức năng như hướng dẫn sử dụng, quý khách có thể an tâm ráp vào hệ thống cho tưới bình thường. Kĩ hơn nữa, quý khách có thể quan sát thử xem hệ thống có tưới đúng giờ hay không trong 1 ngày.

Tổng kết

Trên đây  Tata Garden đã hướng dẫn cho quý khách cách sửa các lỗi cơ bản nhất của Timer hẹn giờ tưới cây. Nếu quý khách vẫn chưa làm được, hãy liên hệ ngay cho Tata Garden để được tư vấn và phục vụ tốt nhất.

Các Timer đều có thời gian bảo hành là 1 năm. Quý khách có thể gửi sản phẩm về Tata Garden để được bảo trì sản phẩm miễn phí. Nếu Timer bị lỗi do nhà sản xuất, Tata Garden sẽ đổi hàng mới cho quý khách trong 2 tuần đầu tiên.

Tata garden – Làm vườn thong dong – Enjoy gardening!

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: Chi nhánh HCM 0916 909 087
Chi nhánh HN 0916 146 276
Email: tatagarden.vn@gmail.com
Website: https://tatagarden.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/tatagarden.vn

0916 909 087